Bảo mật trang web có thể là một chủ đề phức tạp (hoặc thậm chí khó hiểu) trong bối cảnh không ngừng phát triển. Hướng dẫn này nhằm cung cấp một khuôn khổ rõ ràng cho chủ sở hữu trang web đang tìm cách giảm thiểu rủi ro và áp dụng các nguyên tắc bảo mật cho các thuộc tính web của họ.
Bảo mật trang web có thể là một chủ đề phức tạp (hoặc thậm chí khó hiểu) trong bối cảnh không ngừng phát triển. Hướng dẫn này nhằm cung cấp một khuôn khổ rõ ràng cho chủ sở hữu trang web đang tìm cách giảm thiểu rủi ro và áp dụng các nguyên tắc bảo mật cho các thuộc tính web của họ.
Bảo mật website giúp phòng ngừa các hậu quả có thể xảy ra như gián đoạn hoạt động kinh doanh; bị lộ dữ liệu khách hàng và thông tin quan trọng; ảnh hưởng đến SEO (Từ khóa bị mất thứ hạng trên Google); ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu,...
Phương pháp bảo vệ website:
1. Bảo mật tài khoản quan trị viên
Thay đổi mật khẩu định kỳ, đảm bảo mật khẩu có cả số và chữ cái viết hoa, và các ký tự đặc biệt.
Giới hạn số lần nhập sai mật khẩu vào trang quản trị.
2. Thường xuyên rà soát, quét mã độc định kỳ
Việc đầu tiên bạn cần làm khi nghi ngờ website bị dính mã độc là sử dụng một trình quét mã độc online dành cho website.
Các công cụ quét mã độc website phổ biến bao gồm Virus Total, Succuri Site Check.
3. Sử dụng chứng chỉ SSL
SSL là một công nghệ cho phép thiết lập các kết nối được mã hóa an toàn giữa máy chủ web (host) với trình duyệt web (client). Kết nối này nhằm đảm bảo rằng dữ liệu truyền đi giữa host và client được duy trì một cách riêng tư và đáng tin cậy.
Chính vì vai trò quan trọng của SSL mà nó trở thành yếu tố cực kỳ cần thiết của bất kỳ website nào.
4. Sử dụng tường lửa ứng dụng web
Tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall – WAF) là lớp bảo vệ nằm giữa người dùng và website của bạn, nơi các yêu cầu truy cập của người dùng đi qua, tại đây, WAF sẽ loại bỏ những yêu cầu độc hại trước khi chúng đến được website của bạn. Sử dụng WAF giống như việc cho những vị khách ghé thăm đi qua một cổng kiểm soát – mọi khách ra vào căn nhà của bạn đều được kiểm tra để không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra.
Đa phần các cuộc tấn công độc hại đến máy tính đều được tự động hóa. Chúng là những loại tấn công rất khó để phát hiện được vì chúng được thiết kế để bắt chước tương tự với lưu lượng truy cập của con người.
WAF sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết mọi Response và Request đối với tất cả các dạng lưu lượng truy cập Web. Nhờ vậy, WAF sẽ xác định được các mối đe dọa và ngăn chặn chúng xâm nhập vào Server.
5. Bảo vệ dữ liệu website và thông tin khách hàng
Cung cấp các lỗi tối thiểu cho người dùng, để đảm bảo chúng không làm rò rỉ các bí mật có trên máy chủ (ví dụ,mật khẩu cơ sở dữ liệu)
6. Sao lưu website định kỳ
Việc sao lưu (backup) các bản ghi của website có ý nghĩa rất lớn trong bảo mật website. Nếu như website của bạn bị tin tặc tấn công không thể khôi phục lại bằng các biện pháp kỹ thuật, thì các bản sao lưu website sẽ là cứu cánh cho bạn.
7. Bảo mật mã nguồn và CSDL của website
Xóa những tính năng, dòng code, hay dữ liệu không cần thiết để giữ cho website luôn tối ưu, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu.